Vẫn còn quá nhiều bà mẹ "CHO CON ĂN DẶM" sai cách
Mọi người Share để các Mẹ cùng tìm hiểu để khắc phục
Ăn dặm là một trong những giai đoạn phát triển quan trọng của trẻ, một bước chuyển "ngoạn mục" từ bú hoàn toàn sang chế độ ăn có thêm thức ăn dạng đặc. Đây thật sự là một trải nghiệm mới mẻ và thú vị cho cả Bé lẫn Mẹ, đặc biệt là những người lần đầu làm Mẹ.
Tuy nhiên, có những lỗi cơ bản mà nhiều bà mẹ vẫn vô tình mắc phải. Ad xin tổng hợp & liệt kê dưới đây để các Mẹ tránh nhé. Đôi khi thiếu hiểu biết sẽ gây ra sai lầm nghiêm trọng đó các Mẹ ạ!
► Cho con ăn dặm sớm:
Theo lời khuyên của các bác sĩ chuyên gia, thời điểm thích hợp nhất để bé tiếp xúc với đồ ăn dặm là từ 6 tháng tuổi trở lên. Tuy nhiên, nhiều mẹ mong muốn con tăng cân và phát triển nhanh nên đã cố ý cắt bớt giai đoạn, cho con ăn dặm khá sớm từ 4 tháng tuổi. Nhưng thực tế, việc các mẹ cho bé tiếp xúc với đồ ăn rắn không đúng thời gian quy định không đem lại bất kì hiệu quả nào mà con vô tình mang đến bệnh tật cho trẻ ví dụ như ( chán sữa mẹ, mắc bệnh béo phì, dễ bị dị ứng thức ăn, Thận của bé sẽ bị tổn thương, tổ thương dạ dày hay ngủ không ngon.... ( Ad sẽ liệt kê chi tiết & phân tích kĩ ở phần sau những vấn đề các Mẹ có thể gặp trong quá trình cho con ăn dặm)
► Nêm mắm, muối vào đồ ăn dặm
Tác hại của muối đối với trẻ sơ sinh dưới 12 tháng tuổi là điều “khổ lắm nói mãi” nhưng nhiều bà mẹ vẫn không hề hay biết. Chức năng thận của trẻ dưới 1 tuổi rất non nớt và việc nạp quá nhiều muối có thể gây ra các vấn đề nghiêm trọng ở thận.
- Ngoài ra, cũng có những bằng chứng cho thấy ăn nhiều muối trong giai đoạn ăn dặm sẽ gây tổn thương não bộ. Nêm muối, mắm khi nấu bột, cháo sẽ tập cho bé thói quen ăn nhiều muối khi trẻ lớn hơn. Hậu quả là bé sẽ phải đối mặt với nguy cơ mắc bệnh cao huyết áp, tim mạch trong tương lai.
Trẻ sơ sinh có nhu cầu về muối, tuy nhiên lượng muối này cực ít và hầu hết đã có đủ trong sữa mẹ, sữa công thức và các thực phẩm trẻ ăn hàng ngày. Do đó, mẹ không cần phải cho thêm bất cứ thìa muối giọt mắm nào trong bát cháo ăn dặm của con.
► Không cho dầu ăn hoặc cho rất ít dầu ăn
Dầu ăn là điều tối quan trọng với trẻ. Nhiều mẹ nghĩ cho dầu ăn vào cháo sẽ khiến bé bị đau bụng, thậm chí có người cho rằng, cho dầu ăn vào cháo, bé không thể nào hấp thụ được và còn làm hại bé. Điều này hoàn toàn sai lầm nhé:
- Không cho dầu ăn hoặc cho rất ít dầu ăn chính là không cung cấp đủ năng lượng cho con. Thực ra dầu ăn rất dễ tiêu hoá lại có nhiều năng lượng và các chất dinh dưỡng giúp trẻ dễ hấp thu. Hơn thế nữa dầu ăn là yếu tố quan trọng giúp trẻ hấp thu vitamin D và canxi. Có một số loại dầu ăn các Mẹ có thể lựa chọn như Dầu gấc, dầu cá hồi, dầu oliu... Vừa khiến trẻ hấp thu tốt chất dinh dưỡng, cung cấp nhiều năng lượng & vitamin, đặc biệt như dầu oliu còn có tác dụng giảm hẳn táo bón rất tốt cho trẻ( một bệnh rất hay gặp do trẻ lười ăn rau...) Một số lí do các Mẹ đưa ra như: Dầu ăn mùi hắc lắm, bé không chịu ăn thì có thể chọn loại đã được tách mùi, bé ăn rất hợp. Nhưng tùy thương hiệu mới có. Ví dụ, dầu Oliu thì Borges có loại không mùi 125ml, các Mẹ có thể mua về cho bé ăn thử xem hợp không?
- Ngoài ra, với việc cho dầu ăn, các Mẹ nên cho dầu ăn vào khi cháo sắp chín. Không nên cho dầu ăn vào cháo ngay từ khi bắt đầu nấu.
► Cho thêm nhiều loại bột ngũ cốc vào cháo để nấu:
Khi cho bé ăn dặm, nhiều mẹ có tư tưởng bỏ thêm thật nhiều thành phần, đặc biệt là ngũ cốc vào cháo/bột để nấu cho con.
Tuy nhiên, đây lại là điều sai lầm bởi mặc dù ngũ cốc khá giàu chất dinh dưỡng nhưng gần như lại không hoàn toàn phù hợp với hệ tiêu hóa còn khá non yếu của con (đặc biệt là với các bé dưới 1 tuổi). Vì những thực phẩm này sẽ khiến con bị khó tiêu hóa, có cảm giác lưng lửng dạ và lâu dần sẽ gây ra hiện tượng biếng ăn ở trẻ.
► Chỉ dùng nước hầm xương để nấu
Nhiều bà mẹ có quan điểm rằng, trong nước hầm xương có đầy đủ các chất dinh dưỡng cần thiết cho con, đặc biệt là canxi, sẽ giúp con cứng cáp hơn.
Nhưng trên thực tế, nước hầm từ xương chỉ có tác dụng trong việc mang lại vị ngọt, mùi thơm cho cháo mẹ nấu, nhưng chứa rất rất ít đạm và canxi. Bên cạnh đấy, việc dung nước xương hầm nấu cháo cho con hàng ngày còn gây ra cho con hiện tượng khó tiêu, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hệ tiêu hóa còn non nớt của bé.
► Nấu cháo cho bé ăn cả ngày
Vì việc nấu cháo mất khá nhiều thời gian, nên nhiều mẹ thường “tiện thể” nấu cho con 1 nồi cháo to đùng để ăn cả ngày cho đỡ mất công.
Tuy nhiên, mẹ nên biết rằng ở điều kiện nhiệt độ bình thường, cháo chỉ có thể để trong vòng 2 giờ đồng hồ là đã bắt đầu có dấu hiệu ôi thiu. Còn bảo quản ở ngăn mát tủ lạnh, các vi sinh vật gây ôi thiu trong thịt sẽ tồn tại ở dạng bào tử để chờ đợi cơ hội phát triển lại, nên trước khi cho con ăn, mẹ nên đun sôi lại cháo để tiêu diệt những bào tử này.
Vì vậy, để tiết kiệm thời gian, mẹ có thể nấu trước 1 nồi cháo trắng, và khi cho con ăn, múc một phần cháo đó nấu cùng các loại rau thịt để tránh hiện tượng mất chất và an toàn cho bé.
Bên trên là một số " SAI LẦM " mà còn rất nhiều bà mẹ vẫn mắc phải, do suy nghĩ chủ quan, vô căn cứ hoặc những thói quen truyền thống từ thời ông bà, bố mẹ, các Mẹ chia sẻ để các Bé được chăm sóc tốt nhất nha Biểu tượng cảm xúc smile
VÌ TƯƠNG LAI CON EM CHÚNG TA
Dầu Oliu Borges - Dầu Oliu số 1 Tây Ban Nha